Chất kết dính bằng cao su tự nhiên

Tôi có thể niêm phong bưu kiện bằng mủ không?

Khoa học phía sau băng keo, Thành phần băng keo

Đôi khi chất kết dính phát triển trên cây: Cao su tự nhiên và các đặc tính của nó rất đặc biệt - do đó nó thường được dùng cho chất kết dính.

Có thể ai cũng biết về cao su tự nhiên. 70 phần trăm lốp xe ô tô của chúng ta có chứa cao su tự nhiên. Nó cũng được dùng trong bao cao su, găng tay và khinh khí cầu. Cũng như trong băng keo che phủ, đóng gói và các loại băng keo khác. Lý do là vì liên kết bằng cao su tự nhiên rất hiệu quả. Và cũng rất chắc chắn.

Ưu điểm của cao su tự nhiên

Mới đầu bạn có thể băn khoăn rằng bạn có thể sử dụng cao su tự nhiên làm keo không. Là một sản phẩm tự nhiên tinh khiết chiết xuất từ mủ (mủ cao su) của cây cao su (Hevea brasiliensis), khả năng đó cũng có thể được. Và mặc dù mủ cao su không dính toàn bộ, nó vẫn có những phẩm chất đặc biệt: cấu trúc hóa học đặc biệt của mủ cao su giúp nó có được các thành phần ưu việt dùng làm chất kết dính.

Lý do: cao su tự nhiên đặc biệt gồm các chuỗi polyme dài. Nếu được trộn với hạt nhựa (để làm cho nó dính), bạn sẽ thu được một chất kết dính cực kỳ linh hoạt nhờ vào độ dài và dẻo dai của các chuỗi polyme này. Băng keo sử dụng cao su tự nhiên hưởng lợi từ các đặc tính này của cao su tự nhiên: chất kết dính vẫn dẻo dai ở nhiệt độ thấp khi các vật chất có thể trở thành dạng rắn và giòn. Và quá trình các chuỗi polyme quấn lại với nhau tạo ra độ kết dính chắc chắn bên trong cho toàn bộ khối keo.

Mủ cao su được lấy trực tiếp từ cây cao su
Mủ cao su được lấy trực tiếp từ cây cao su
Cao su tự nhiên gồm các chuỗi polyme rất dài quấn lại với nhau, chúng không được nối với nhau
Cao su tự nhiên gồm các chuỗi polyme rất dài quấn lại với nhau, chúng không được nối với nhau

Các ứng dụng của cao su tự nhiên

Loại cao su sử dụng, hợp chất hạt nhựa và các thành phần khác quyết định đến hiệu năng của chất kết dính làm từ cao su tự nhiên. Nhìn chung, đặc tính của cao su tự nhiên có nhiều ưu điểm cho các ứng dụng băng keo. Đặc tính đầu tiên trong số đó là độ bóc khỏi kết dính  nổi bật hay “độ bám nhanh” – không chỉ trên các bề mặt năng lượng mà còn trên cả các lớp nền có sức căng bề mặt thấp (”bề mặt có năng lượng thấp”).

Độ bóc khỏi kết dính được định nghĩa là lực cần để “bóc” một băng keo khỏi bề mặt xác định, cho dù bề mặt dẻo, nhẵn mịn hay cứng. Thời gian bám dính cần thiết cho đến khi băng keo đạt đến độ bám dính khô là rất ngắn (thời gian ngậm). Hơn nữa, băng keo có độ kết dính cao su tự nhiên có thể được bóc ra dễ dàng và không để lại vết keo, trong trường hợp băng keo che phủ chẳng hạn.

Cuối cùng là độ bám dính cao, tức là khả năng dính của chất kết dính: băng keo dính với một lực và thời gian tiếp xúc tối thiểu. Mủ cây cau su giúp cho băng keo dính “nhanh hơn." Điều này lý giải tại sao băng keo và chất kết dính làm từ cao su tự nhiên thường được sử dụng và rất phổ biến, và tại sao chúng hay có trong nhiều ứng dụng khác nhau - từ băng vải cho đến băng keo đóng gói. Và lý giải tại sao nhiều loại băng keo giúp chúng ta đóng gói chắc chắn lại có mủ từ cây cao su.

tesa_cloth-002_72dpi
Băng vải thường được dựa trên chất kết dính cao su tự nhiên và dùng cho hàng nghìn ứng dụng, chẳng hạn trong ngành công nghiệp giải trí.

Nhược điểm của cao su tự nhiên

Tuy nhiên, cấu trúc hóa học đặc biệt cũng có một vài nhược điểm: chất kết dính trong keo hoặc băng keo bằng cao su tự nhiên có độ kết dính và liên kết giới hạn ở nhiệt độ trên 70° C, cần sử dụng chất ổn định để chống lão hóa và môi trường trong trường hợp tiếp xúc với tia cực tím và khí ô zôn, và khả năng chống hóa chất và dung môi không tốt.